2 xu hướng tối ưu nhất trong chuyển đổi hạ tầng số

  • Thứ hai, 23:59 Ngày 15/05/2023
  • Chuyển đổi số không chỉ tiết kiệm chi phí, tăng năng suất mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra giá trị mới mà các giá trị truyền thống vốn có không mang lại được.

    Chuyển đổi số ở Việt Nam đang là vấn đề cấp thiết được chính phủ, nhà nước quan tâm. Quá trình này bao trùm lên mọi lĩnh vực đời sống, được chỉ đạo thực hiện đồng bộ trên khắp các tỉnh thành. Chuyển đổi số tuy là con đường gian nan vất vả nhưng vẫn được nhà nước ưu tiên hàng đầu bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Mặc dù sẽ mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc nhưng kết quả thu lại được vô cùng lớn lao và tầm vóc hơn rất nhiều. Chuyển đổi số không chỉ tiết kiệm chi phí, tăng năng suất mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra giá trị mới mà các giá trị truyền thống vốn có không mang lại được.

    Xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam trong năm 2023

    Chuyển đổi số hiện nay chính là xu hướng phát triển chung của thế giới. Khi cả thế giới đang thực hiện việc thay đổi thì Việt Nam cũng không thể tách mình ra khỏi hướng đi chung của các quốc gia khác. Thời đại phát triển công nghệ, mọi điều đều được thực hiện theo cải cách 4.0 thì cách thức vận hành cũng nên tiến bộ để đuổi kịp thời đại.

    2.1 Internet vạn vật

    Internet vạn vật là xu hướng chuyển đổi số có bước phát triển mạnh mẽ và sẽ mang lại sự bùng nổ trong tương lai gần. Internet vạn vật là sự kết hợp của nhiều thiết bị được kết nối thông qua cảm biến, phần mềm công nghệ, cho phép các thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau. Một khi đồ vật được kết nối với internet, nó sẽ trở nên thông minh hơn nhờ khả năng gửi và nhận thông tin, tự động hoạt động dựa vào các thông tin đó.

    Internet vạn vật là gì? Vai trò của Internet vạn vật

    Một số mốc phát triển của internet vạn vật (IoT) 

    1990: Máy nướng bánh mì được cho là đồ vật đầu tiên được kết nối internet. John Romkey, một kỹ sư phần mềm tại Mỹ, đã kết nối chiếc máy nướng bánh mì với máy tính qua internet để bật nó lên. 
    1999: Thuật ngữ “internet of things được tạo ra bởi Kevin Ashton khi thuyết trình về một hệ thống cảm biến và nhãn nhận dạng qua tần số radio (RFID) gắn trên hàng hóa để quản lý chuỗi cung ứng.  
    2000: LG giới thiệu chiếc tủ lạnh có kết nối internet đầu tiên trên thế giới với mức giá 20.000 USD. 
    2008: Hội nghị quốc tế đầu tiên về IoT được tổ chức tại Zurich, Thụy Sĩ. 
    2009: Theo Cisco, đây là thời điểm mà mạng internet vạn vật thực sự được khai sinh, khi số lượng thiết bị được kết nối internet vượt dân số thế giới. 
    2013: Từ điển Oxford thêm thuật ngữ “internet of things” vào hệ thống định nghĩa. 
    2020: Số lượng thiết bị được kết nối internet trên thế giới ước tính vượt con số 20 tỷ. 
    2025: Dự báo sẽ có 75 tỷ thiết bị IoT trên toàn cầu. 

    2.2 Blockchain, NFT và Metaverse

    Metaverse được dự đoán sẽ bùng nổ mạnh mẽ và là định hướng trong thập kỷ tới. Metaverse ( vũ trụ ảo ) sẽ tạo cho con người môi trường làm việc, hội họp hấp dẫn hơn, nơi có thể trò chuyện, động não cùng nhau để đưa ra những ý tưởng sáng tạo nhất. Năm 2023. Metaverse sẽ được đưa nhiều vào đào tạo và giới thiệu sản phẩm.

    NFTs, Web3, DeFi and the metaverse: Your guide to the tech buzzwords from  2021 | Euronews

    Blockchain và NFT cũng được dự báo phát triển đáng kể khi các công ty tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ phi tập trung hơn. Các tổ chức, doanh nghiệp đang hầu hết đã chuyển sang lưu trữ dữ liệu trên nền tảng đám mây, nhưng nếu sử dụng công nghệ Blockchain để phân quyền lưu trữ dữ liệu mã hóa dữ liệu thì thông tin doanh nghiệp sẽ được bảo mật an toàn hơn. Ngoài ra, mã thông báo không thể thay thế (NFT) cũng sẽ trở nên hữu dụng và thiết thực hơn trong năm 2023, là chìa khóa người dùng lựa chọn sử dụng tương tác với nhiều sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số dễ dàng hơn.

    Hành trình chuyển đổi số ở Việt Nam

    Chuyển đổi số là vấn đề cấp thiết và liên tục được nhắc đến trong thời gian gần đây. Con đường chuyển đổi số ở Việt Nam đã dần được định hình từ vào năm trước, bắt đầu từ tầm nhìn của doanh nghiệp, chủ trương của Chính Phủ, trải nghiệm của người dân và đang bước vào giai đoạn tăng tốc. Trải qua từ giai đoạn thử nghiệm, ứng dụng vào thực tế và tháo gỡ khó khăn, chuyển đổi số ở Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng.

    Kinh nghiệm chuyển đổi số trong khu vực công ở một số quốc gia và những gợi  mở đối với Việt Nam

    Để thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách hiệu quả, đòi hỏi phải có chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tạo sự thay đổi phương thức quản lý, vận hành, quản trị xã hội. Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực của chuyển đổi số.
     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    PHAN THỊ KIM LOAN (Ms.)

    Email: viahcm@via.org.vn | Phone: 0362 228 606

    ĐẶNG QUỲNH CHI (Ms.)

    Email: chidq@via.org.vn | Phone: 0977 760 394